Sâu kẽ răng là một bệnh lý có xu hướng ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây. Không giới hạn độ tuổi, miễn là những ai còn răng thì vẫn có khả năng bị sâu kẽ răng. Nó xuất hiện từ răng hàm cho tới răng cửa của chúng ta. Vậy lý do tại sao lại xuất hiện tình trạng sâu ở kẽ răng?
Sâu răng nặng gây đau* |
Nguyên nhân gây sâu kẽ răng cửa
Phần lớn sâu răng là do ý thức vệ sinh răng miệng của chúng ta kém, vệ sinh không đúng cách. Sau mỗi bữa ăn, thức ăn sẽ bám lại trên răng, nếu không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ xâm nhập và tạo nên những lỗ sâu, lâu ngày bạn sẽ bị mất răng nếu không kịp thời điều trị.
Thói quen ăn đồ ngọt, các thức ăn có hàm lượng đường cao cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng. Bạn cần hạn chế ăn các thức ăn ngọt và cần đánh răng sau khi đi ngủ, nếu không đánh răng, vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển. Cao răng hình thành từ cặn thức ăn, nếu không thực hiện việc lấy cao răng định kỳ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phá hủy từng kẽ chân răng, tạo thành các lỗ sâu răng gây đau nhức dữ dội.
Sâu kẽ răng cửa thường có dấu hiệu với những giai đoạn khác nhau là sâu mưn, sâu ngà nông và sâu ngà sâu. Sâu kẽ răng có thể dẫn đến sâu toàn răng, khiến men răng bị bào mòn, răng lung lay. Sâu kẽ răng còn gây ra những cơn đau nhức, kéo dài gây cho bạn cảm giác khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Bọc răng sứ khi răng sâu nặng* |
Giải pháp điều trị sâu kẽ răng cửa
Điều trị sâu kẽ răng tại nha khoa
Sâu kẻ răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng đến tinh thần của bạn. Khi có những biểu hiện sâu răng, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị bằng các biện pháp nha khoa.
Trám bít kẽ răng sâu
Nguyên tắc trong điều trị sâu răng vùng kẽ là phải lấy bỏ tổ chức sâu nhiều nhất có thể và phục hồi chúng bằng vật liệu chuyên dụng ngăn cản tình trạng sâu răng nặng hơn cũng như phục hồi lại thẩm mĩ, chức năng của răng. Với những lỗ sâu nhỏ tổ chức mô răng không phải lấy đi quá nhiều thì việc trám kẽ răng là lựa chọn tối ưu nhất.
Sau khi kẽ răng sâu đã được trám bít sẽ trở nên cứng chắc hơn, khả năng ăn nhai trở lại bình thường. Bạn cần phải thăm khám định kỳ răng miệng để kiểm tra, phòng trường hợp vết trám sẽ bị bong tróc sau thời gian dài.
Bọc răng sứ
Trong trường hợp sâu kẽ răng nặng hơn, gây ra tình trạng răng bị đen, tủy bị viêm thì bác sĩ sẽ chỉ định lấy tủy răng. Sau khi lấy tủy răng, bạn cần bọc răng sứ để đảm bảo chiếc răng hoạt động ăn nhai bình thường. Vì răng sau khi lấy tủy sẽ yếu và dễ vỡ. Mặt khác, bọc răng sứ có tốt không sẽ giúp răng bạn trắng hơn.
Sâu kẽ răng cửa là bệnh lý không nên xem thường và hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ được nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu quả. Hãy đến nha khoa Đăng Lưu để được thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.