Hiện nay, niềng răng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn nhằm khắc phục tình trạng răng móm. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn chưa hình dung ra được từng giai đoạn, sự dịch chuyển của quá trình niềng răng. Dưới đây là thông tin về các giai đoạn trong quá trình niềng răng.
Niềng răng móm là gì?
Răng móm là khuyết điểm thường gặp ở nhiều người với phần răng hàm dưới chìa ra quá nhiều hay cả hàm trên và hàm dưới bị chìa ra gây mất sự cân đối của xương quai hàm. Niềng răng móm là phương pháp chỉnh nha sử dụng các mắc cài và dây chung để điều chỉnh từ tự vị trí răng về đúng vị trí giúp bạn lấy lại vẻ đẹp cho hàm răng của mình.
Niềng răng móm là phương pháp áp dụng kỹ thuật hiện đại với quy trình thực hiện an toàn, đúng quy trình cho bạn kết quả ưng ý. Khách hàng bị khuyết điểm về hàm răng bị móm khi đến trung tâm nha khoa được các bác sĩ thăm khám về tình trạng đang gặp phải, xác định nguyên nhân bị móm cũng như đưa ra phác đồ căn chỉnh hướng răng và phương pháp bọc sứ răng cửa thích hợp để căn chỉnh khớp căn ở cả 2 hàm.
Chỉ sau một thời gian thực hiện, hàm răng của bạn được đưa về đúng vị trí giúp bạn có được hàm răng đep hơn và đẩy lùi được khuyết điểm của mình.
Quy trình niềng răng móm tại nha khoa
Để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như sự an toàn cho bệnh nhân, kỹ thuật niềng răng móm tại nha khoa Đăng Lưu sẽ diễn ra theo một quy trình đúng chuẩn quốc tế.
Bước 1: Trước khi niềng răng móm, bác sĩ tiến hành thăm khám và chụp phim X-quang để khảo sát toàn diện tình trạng xương hàm và răng.
Bước 2: Qua kết quả thăm khám và chụp phim, bác sĩ đánh giá tình trạng răng hiện tại, mức độ móm và đưa ra phương pháp điều trị niềng răng móm phù hợp nhất.
Bước 3: Gắn bộ mắc cài lên răng của người thực hiện một cách nhẹ nhàng và kỹ lưỡng, bởi đây là tiền đề để tạo lực xiết về sau cho răng vào đúng vị trí.
Bước 4: Người thực hiện sau khi gắn mắc cài lên răng trải qua những giai đoạn tạo lực xiết và đặt hẹn lịch theo dõi mức độ di chuyển của răng cùng các bác sĩ trong suốt quá trình niềng răng móm. Nếu có vấn đề phát sinh thì những lần tái khám này các bác sĩ cho bạn biết và thay đổi kế hoạch điều trị nếu cần.
Bước 5: Sau khi bác sĩ kiểm tra và thấy hàm răng móm đã được điều chỉnh đúng vị trí và tạo được nét thẩm mỹ cần có cho gương mặt người thực hiện, bác sĩ cho tháo mắc cài và đeo hàm duy trì trong khoảng thời gian từ 1,5 - 2 năm nhằm ổn định hàm răng, tránh tình trạng răng lại tiếp tục dịch chuyển sau khi đã gỡ mắc cài.
Bước 6: Khi răng và xương hàm đã ổn định, người thực hiện không cần mang hàm duy trì và đến đây là quá trình điều trị răng móm đã kết thúc.
Niềng răng móm là phương pháp chỉnh nha được áp dụng hiệu quả. Tuy nhiên, để quá trình điều trị không xảy ra bất kỳ trở ngại nào, người bệnh cần tuân thủ mọi chỉ định nghiêm ngặt, đồng thời thực hiện tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.